Bệnh tiểu đường và chế độ ăn cho người tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì ?

Tiểu đường (Đái tháo đường) là một kết quả của các vấn đề với tuyến tụy nội tiết tố insulin. Insulin kiểm soát lượng glucose (đường) trong máu và tốc độ glucose được hấp thụ vào các tế bào. Các tế bào cần glucose để sản xuất năng lượng.

Các dạng tiểu đường

Dấu Hiệu Tiểu đường

Hiện nay có 3 dạng tiểu đường thường thấy nhất là:” Bệnh tiểu đường type 1, bệnh tiểu đường type 2, tiểu đường thai kỳ”

Bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 là bệnh rối loạn tự miễn. Trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến tụy chứ không phải các yếu tố bên ngoài. Điều này gây ra việc thiếu hụt Insulin và tăng lượng đường huyết trong máu

Nếu bạn bị tiểu đường type 1, các triệu chứng sẽ xuất hiện từ sớm. Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân tiểu đường type 1. Tuy nhiên,  các bác sĩ cho rằng nguyên nhân tiểu đường type 1 có thể từ sự di truyền hoặc do môi trường. Bạn có nguy cơ mắc tiểu đường type 1 cao hơn nếu rơi vào những trường hợp sau đây:

  • Mẹ hoặc anh chị mắc tiểu đường type 1
  • Trong cơ thể hiện diện kháng thể bệnh tiểu đường
  • Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc các sữa bột nguồn gốc từ sữa bò. Sử dụng các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi

Bệnh tiểu đường type 2

Đây là bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào Insulin, là loại tiểu đường phổ biến nhất hiện nay. Bệnh thường xuất hiện ở người trưởng thành, tuy nhiên, do tỷ lệ béo phì ngày càng tăng dẫn đến tỷ lệ béo phì ở trẻ vị thành niên ngày một tăng cao

Khi mắc tiểu đường type 2, các tế bào của bạn kháng thể Insulin, tuyến tụy không thể sản xuất Insulin để cung cấp đủ cho cơ thể. Thay vì di chuyển để tạo ra năng lượng cho cơ thể, đường sẽ tích tụ trong máu.

Tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường xảy ra trong quá trình mang thai của phụ nữ. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên tiểu đường thai kỳ thường sẽ biến mất sau khi mẹ bầu chuyển dạ.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Nguyên Nhân Tiểu đường

– Chế độ ăn uống: Ăn nhiều chất béo, tinh bột, đồ ngọt, đồ ăn sẵn, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thói quen bỏ bữa…

– Lười vận động: Chế độ ăn giàu dinh dưỡng nhưng hạn chế trong vận động khiến cơ thể không tiêu hao năng lượng và dẫn đến thừa cân, béo phì.

Xem thêm  Top 15 thức ăn dành cho người tiểu đường - Nên và không nên ăn

– Thừa cân béo phì: Thời kỳ mới phát béo, chức năng của hormone còn bình thường nhưng do sự đề kháng hormone tăng lên khiến giảm sút hiệu quả của hormone nội tiết này. Để khắc phục hiện trạng trên thì tuyến tụy phải hoạt động liên tục khiến tiết hormone suy giảm. Lúc này hormone chuyển hóa đường sẽ không đủ để chuyển hóa đường trong máu dẫn tới bệnh tiểu đường tuýp .

–  Nhiều kết quả nghiên cứu thực nghiệm chứng minh rằng tiểu đường cũng có thể di chuyển

Dấu hiệu bệnh tiểu đường

  • Dấu hiệu tiểu đường chúng ta rất dễ nhìn thấy qua những hành động và biểu hiện hằng ngày của cơ thể.

Dấu Hiệu Tiểu đường

1. Liên tục khát nước

Bạn khát nước và uống nước khá nhiều nhưng cảm giác khát nước vẫn còn. Vì sao lại như thế? Đó là do khi lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.

2. Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Nếu số lần bạn đi tiểu trong một ngày lớn hơn số 7, có thể bạn đã bị đái tháo đường. Nguyên nhân là do cơ thể bạn muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn.

3. Sụt cân bất thường

Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy vậy – cơ thể cần nhiên liệu để hoạt động. Và nhiên liệu chính cho cơ thể chính là đường (glucose). Sụt cân do mất nhiều đường glucose qua nước tiểu. Đái tháo đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Thiếu insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân. Trong trường hợp này, bạn nhớ kiểm tra cơ thể tổng quát liền nhé.

4. Đói và mệt mỏi

Khi cơ thể bạn không thể hấp thu lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do sự thiếu hụt insulin. Đường sẽ bị tích trữ một cách dư thừa trong máu và ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu. Dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi thường xuyên.

5. Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm

Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch (cơ chế tự bảo vệ của cơ thể) bị ức chế. Làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm. Chính vì vậy, người bị đái tháo đường thường cảm thấy ngứa trên cơ thể, đặc biệt ở bộ phận sinh dục.

6. Thị lực yếu đi

Lượng đường trong máu cao sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề đặc biệt phù ở hoàng điểm sẽ làm giảm thị lực mặc dù trước đó bạn không bị các bệnh về mắt.

Biến chứng của bệnh tiểu đường

  • Biến chứng tiểu đường cực kỳ nguy hiểm mọi người nên chú ý cẩn thận với căn bệnh này

Biến Chứng Tiểu đường

1. Hư răng

Bệnh gây tổn thương đến nếu do đóng vôi, nhiễm trùng, miệng lưỡi hay khô và hôi miệng. Bệnh nhân cần đi khám răng định kỳ thường xuyên, đánh răng cho kỹ và không được hút thuốc lá.

Xem thêm  Top 21 món ăn nhẹ dành cho người tiểu đường tốt nhất

2. Hư mắt (diabetic retinopa-thy)

Khi lượng đường trong máu cao, mắt sẽ bị mờ. Nếu không có biện pháp khắc phục hạ đường huyết ngay hoặc để lâu dài.  Những mạch máu nhỏ trong mắt dễ bị nghẽn và bị bể trong lòng mắt dẫn đến mù lòa.

3. Hư thận (diabetic nephropa-thy)

Đường lưu thông trong máu cao lâu ngày gây tác động xấu, làm hư các mạch máu nhỏ dẫn đến hư thận. Khi thận hư, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, người bị phù, khó thở do chất độc không được đào thải ra khỏi cơ thể. Một khi thận hư hoàn toàn thì chỉ còn cách là dùng máy lọc thận để duy trì tính mạng.

4. Tai biến mạch máu

Khi mắc bệnh tiểu đường cùng với mỡ máu, huyết áp cao, bệnh nhân rất dễ bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não làm liệt nửa người. Nguyên nhân chính do mỡ, đường trong máu cao. Lâu ngày làm tắc nghẽn các động mạch khiến cho máu không lưu thông đến các bộ phận trong cơ thể để nuôi dưỡng chúng.

5. Ðau hệ thống thần kinh (diabetic neuropathy) gồm có 2 loại:

Peripheral neuropathy: đây là nguyên nhân gây nên lở loét chân, dẫn đến phải cắt cụt chi của bệnh nhân tiểu đường. Tiểu đường càng lâu thì càng dễ bị, bắp thịt bị teo, yếu dần, khó cử động.

Autonomic neuropathy: Bệnh nhân sẽ bị xáo trộn nhịp tim, huyết áp chạy không đúng gây ra chứng chóng mặt (postural hypotension), tiêu chảy táo bón bất thường, buồn nôn mửa, đi tiểu khó khăn, khô âm đạo và nhất là bị chứng liệt dương.

6. Bệnh ngoài da

Bệnh nhân dễ bị da khô do mất nước vì đi tiểu nhiều, ít mồ hôi vì đau giây thần kinh đặc biệt là mồ hôi nơi chân. Da bị ngứa ngáy làm bệnh nhân gãi, rách da và từ đó làm nhiễm trùng, gây mụn nhọt.

Chỉ số bệnh tiểu đường

Chỉ Số Bệnh Tiểu đường

Chỉ số đường huyết an toàn, bình thường sẽ dao động ở mức:

  • Đường huyết bình thường trong có thể rơi khoảng từ 70-99 mg/dL tương đương với 3.9 – 5.55 mmol/L.
  • Khi hoạt động bình thường, lượng đường trong máu phục hồi ở khoảng 82-110mg/dL tương đương với 4,4 – 6,1 mmol/L.
  • Đường huyết sau ăn 2h: đường huyết có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL)

Chỉ số đường huyết chuẩn đoán tiền tiểu đường là bao nhiêu:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: 100 – 125 mg/dL tương đương với 5.6-6.9 mmol/L.
  • Chỉ số HbA1c: 5,7 – 6,4%.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose: 140 – 199mg/dL tương đương với 7,8 – 11,0 mmol/L.

Chỉ số bệnh tiểu đường là bao nhiêu:

Khi mắc bệnh đái tháo đường, chỉ số đường huyết của người bệnh sẽ như sau:

  • Thực hiện xét nghiệm đường glucose hai lần liên tiếp: >=126 mg/dL (7mmol/L)
  • Đường huyết ngẫu nhiên được do bất kỳ thời điểm nào trong ngày: >=200 mg/dL (11.1 mmol/L)
  • Chỉ số đường huyết trước bữa ăn: 4 – 7 mmol(72 mg/dL – 128mg/dl). Cho những người bệnh loại 1 và loại 2.
  • Chỉ số đường huyết sau ăn: dưới 9mmol/L (162 mg/dl) cho những bệnh nhân có loại 1 và 8,5mmol (153mg/dl) cho người bệnh loại 2.
  • Xét nghiệm HbA1c: >= 6,5%.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2h (uống một lượng đường trước khi tiến hành): <=200 mg/dL (11.1mmol/L).

Xem thêm>> Cách khắc phục thoái hóa khớp gối

Chế độ ăn cho người tiểu đường

Chế độ ăn Cho Người Tiểu đường

  • Chế độ ăn cho người tiểu đường là ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh từ tất cả các nhóm, với số lượng theo kế hoạch bữa ăn của bạn. Các nhóm thực phẩm là:
Xem thêm  Đái tháo đường thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

– Một số loại rau:

  • Không tinh bột: Bao gồm bông cải xanh, cà rốt, rau xanh, ớt và cà chua.
  • Tinh bột: Bao gồm khoai tây, ngô và đậu xanh.

– Trái cây ăn quả:  Cam, dưa, dâu, táo, chuối và nho.

– Ngũ cốc: Ít nhất một nửa số ngũ cốc của bạn trong ngày nên là ngũ cốc nguyên hạt.

  • Bao gồm lúa mì, gạo, yến mạch, bột ngô, lúa mạch …

– Chất đạm: Thịt nạc, gà hoặc gà tây không da, cá, trứng, các loại hạt và đậu phộng, đậu khô và một số đậu Hà Lan, chẳng hạn như đậu xanh và đậu Hà Lan, đậu phụ.

– Ăn thực phẩm có chất béo có lợi cho tim, chủ yếu đến từ những thực phẩm: Các loại dầu ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng, chủ yếu dầu thực vật như  dầu ô liu, dầu mè, các loại hạt và hạt giống, cá tốt cho sức khỏe như cá hồi, cá ngừ và cá thu.

– Sử dụng dầu khi nấu thức ăn: thay vì bơ, kem, mỡ lợn hoặc mỡ thực vật.

– Sữa bò không béo hoặc ít béo: Sữa dành cho người tiểu đường, sữa chua

– Sử dụng thêm 1 số thực phẩm chức năng: để hỗ trợ giúp ổn định lượng đường trong cơ thể.

Phương pháp khác để đầy lùi bệnh tiểu đường

Bệnh Tiểu đường

xem thêm>>

Phương pháp tập thể dục thể thao mỗi ngày, chế độ ăn uống thích hợp, không hút thuốc.. Là một trong những cách hữu hiệu để đẩy lùi căn bệnh này.

Một số bài tập khí công bạn có thể tập ở nhà giúp điều hòa khí huyết,  giúp làm tăng hấp thu và chuyển hóa đường vào gan . 4 bài tập khí công y đạo được cho là giúp “đảo ngược vấn đề” đưa trở về hoạt động ban đầu của tế bào, từ đó cơ thể được điều chỉnh chủ động bên trong. Sau bữa ăn 30 phút, bạn tập 4 bài khí công sau:

  • Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm xem hướng dẫn tập những bài này trên google, youtube….

Bài 1: Kéo ép gối – Co gối ép bụng thở ra làm mềm bụng: từ 400 đến 600 lần , hoặc tập thêm được nữa đều rất tốt, có tác dụng giúp lá lách, gan hoạt động tích cực và khỏe mạnh trở lại – ổn định đường huyết.

Trong thời gian đầu không đủ sức, nhất là bệnh nhân cao tuổi, sức yếu, cần tập từ từ rồi tăng dần.

Bài tập 2: Vặn mình

Dơ hai tay lên và hít vào, tay phải cúi xuống chạm đầu ngón chân trái và tay trái chạm đầu ngón chân phải. Thực hiện 4 nhịp, mỗi nhịp 20 lần.

Bài tập 3: Nạp khí trung tiêu

Nằm ngửa, đặt hai tay lên đan điền, đặt hai gót chân cạnh nhau. Co hai chân lên 45°, duỗi thẳng. Giai đoạn này hít thở bình thường, hoàn toàn bằng mũi. Thực hiện 5 lần/ 1 phút.

Bài tập 4: Vỗ tay

Đứng thẳng, thực hiện vỗ tay trên đầu. Vỗ tay 4 nhịp, mỗi nhịp 200 lần.

Thực hiện các bài tập khí công chữa bệnh tiểu đường chỉ là một phương pháp hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình kiểm soát bệnh. Bệnh nhân không nên tự ý bỏ uống thuốc hay ăn uống không kiểm soát.

” Chúc quý khách luôn vui – khỏe trong cuộc sống”

liên hệ nhà thuốc khang việt

 

    ĐẶT HÀNG - DƯỢC SĨ TƯ VẤN





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *