Tình trạng giảm tiểu cầu một cách đột ngột gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cơ thể và có khả năng dẫn đến các triệu chứng như xuất huyết ruột, xuất huyết não,… Do đó, các biện pháp nhằm tăng tiểu cầu trong máu có thể kể đến như sử dụng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, việc áp dụng chế độ ăn uống phù hợp là cách an toàn nhất và có thể tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy ăn gì để tăng tiểu cầu nhanh nhất? Hãy cùng Nhà thuốc Khang Việt tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
I. Tìm hiểu về bệnh tiểu cầu
Tiểu cầu là một loại tế bào máu nhỏ nhất nhưng cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong cơ chế đông máu của cơ thể. Tiểu cầu đảm nhiệm chức năng đông máu trong trường hợp có vết thương, bị chảy máu ở mọi cơ quan.
Để tiểu cầu có thể hoạt động tốt thì đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải có một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tiểu cầu có thể bị giảm đột ngột, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của cơ thể.
II. Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu và triệu chứng thường gặp
Tình trạng giảm tiểu cầu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như sau:
- Tình trạng rong kinh ở phụ nữ hoặc bị chảy máu kinh nặng, triệu chứng thiếu tiểu cầu thường gặp là cơ thể cảm giác mệt mỏi, suy nhược
- Các căn bệnh lý như ung thư, bệnh gan, bệnh bạch cầu, thiếu máu
- Phụ nữ đang mang thai
- Những người nghiện rượu và thiếu vitamin B12
Các triệu chứng giảm tiểu cầu thường gặp là dễ bị bầm tím và chảy máu, tình trạng chảy máu ở những bệnh nhân này cũng sẽ nặng hơn người bình thường. Bên cạnh đó, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch khiến cho hệ miễn dịch cơ thể nhận diện nhầm lẫn tiểu cầu thành tác nhân lạ, tự sinh kháng thể tiêu diệt để chống lại chính những tế bào tiểu cầu trong máu đó.
Đối với những người bị bệnh tiểu cầu thấp, tùy vào nguyên nhân và mức độ của bệnh mà việc điều trị bằng thuốc sẽ cần thiết hoặc không. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng và áp dụng lối sống lành mạnh vẫn luôn giữ vai trò quan trọng giúp tăng cường sức khỏe tốt nhất.
III. Ăn gì giúp tăng tiểu cầu nhanh nhất?
1. Thực phẩm chứa nhiều folate
Folate là một loại vitamin B rất cần thiết đối với các tế bào máu, có khả năng làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu. Axit folic chính là một dạng tổng hợp của folate. Đối với người lớn thì cơ thể cần ít nhất 400mcg folate/ngày và phụ nữ mang thai cần 600mcg/ngày. Những loại thực phẩm có chứa hàm lượng folate hoặc axit folic như: rau có lá màu xanh đậm, gan bò, ngũ cốc ăn sáng, các loại sữa, cơm,…
Người bệnh không nên tiêu thụ quá nhiều axit folic từ các chất bổ sung bởi nếu dùng với hàm lượng cao có thể gây cản trở tới chức năng của vitamin B12. Tuy nhiên, việc ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều folate sẽ không gây ảnh hưởng quá mức đến cơ thể.
2. Thực phẩm có chứa hàm lượng lớn vitamin B12
Vitamin B12 giữ một vai trò rất quan trọng cho quá trình hình thành của tế bào hồng cầu. Lượng chất vitamin B12 thấp sẽ khiến cho số lượng tiểu cầu giảm đi. Những người từ 14 tuổi trở lên cần 2,4mcg/ ngày, phụ nữ mang thai và cho con bú phải có đủ 2,8mcg/ngày.
Vitamin B12 có nhiều trong hầu hết các sản phẩm từ động vật như: thịt bò, gan bò, cá hồi, cá ngừ, tôm,…. và các sản phẩm được chế biến từ sữa. Đối với thực phẩm cho người ăn chay thì thường là ngũ cốc, sữa hạnh nhân, sữa đậu nành,…
3. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C góp phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp cho các tiểu cầu hoạt động một cách tốt nhất, tăng cường khả năng hấp thu sắt cho cơ thể.
Vitamin C có nhiều trong một số loại trái cây và rau quả như bông cải xanh, trái cây thuộc dòng họ cam quýt, xoài, dứa, kiwi, cà chua, ớt chuông,… Bạn nên ăn sống các loại thực phẩm này bởi khi ở nhiệt độ cao các vitamin C sẽ dễ dàng bị phân huỷ.
4. Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động của xương khớp, cơ bắp, dây thần kinh và hệ thống miễn dịch. Ngoài ra nó còn giữ vai trò thiết yếu trong chức năng của các tế bào tủy xương giúp sản sinh ra tiểu cầu và các tế bào máu khác.
Những thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá hồi, cá ngừ, sữa chua, nấm, nước cam, lòng đỏ trứng,… Hơn nữa, bạn có thể tự sản xuất vitamin D thông qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
5 Thực phẩm giàu vitamin K
Vitamin K là chất không thể thiếu đối với sức khỏe của xương và trong quá trình đông máu. Số lượng cần thiết đối với nam giới từ 19 tuổi trở lên là 120mcg/ngày còn nữ giới là 90mcg/ngày. Những thực phẩm giàu vitamin K gồm có củ cải, bông cải xanh, rau bina, đậu nành, bí ngô,…
6 Thực phẩm giàu chất sắt
Sắt là thành phần rất quan trọng đối với các tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Ở những người bị thiếu máu do sắt thì việc bổ sung sắt có thể làm tăng số lượng tiểu cầu.
Đối với nam giới trưởng thành trên 18 tuổi và nữ giới từ 50 tuổi trở lên cần 8mg sắt cho 1 ngày. Phụ nữ từ 19-50 tuổi cần có 18mg sắt/ngày còn riêng phụ nữ mang thai là 27mg sắt/ngày, vì thế nên các bà bầu đều phải thường xuyên bổ xung thêm sắt cho cơ thể.
Sắt thường có hàm lượng lớn trong các thực phẩm như hàu, gan bò, đậu hũ, hạt bí, socola đen,… Bạn nên ăn cùng lúc với những thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ, không nên ăn chung với các sản phẩm giàu canxi hoặc bổ sung thêm canxi cùng lúc với thực phẩm chứa sắt.
7. Chất bổ sung
Những người muốn tăng số lượng tiểu cầu trong máu có thể sử dụng một số chất bổ sung như:
- Chất diệp lục: bổ sung thêm chất diệp lục có khả năng làm giảm một số triệu chứng của tình trạng giảm tiểu cầu. Đây là một sắc tố xanh có nhiều trong hầu hết các thực vật.
- Chiết xuất lá đu đủ: nghiên cứu trên cơ thể chuột cho thấy chiết xuất lá đu đủ có khả năng làm tăng số lượng hồng cầu và tiểu cầu một cách đáng kể. Tuy nhiên, đối với cơ thể người vẫn cần nghiên cứu kỹ hơn.
- Melatonin: đây là một loại hormone được sản xuất tự động bởi cơ thể. Nhiều nghiên cứu trên cơ thể động vật cho thấy nó có mối liên quan đối với việc tăng số lượng tiểu cầu, tuy nhiên cần nghiên cứu kỹ hơn đối với con người để xác định được lợi ích của nó.
IV. Những thực phẩm cần tránh đối với người giảm tiểu cầu
Bên cạnh việc cân nhắc nên ăn gì thì bạn cũng nên tìm hiểu cần tránh những loại thực phẩm nào khi bị xuất huyết giảm tiểu cầu để hạn chế bệnh trở nặng. Trong thời gian bệnh, bạn không nên ăn những loại thực phẩm như thức ăn nhanh, các loại thịt đỏ, chất béo bão hòa có trong sữa, dầu ăn không được chiết xuất từ thực vật, cà chua, quả mọng, thực phẩm đóng hộp, tỏi và hành tây,…
Ngoài ra, một số loại thức uống chứa cồn có khả năng gây ra tình trạng loãng máu nên bạn chỉ nên sử dụng nước lọc để cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Như vậy, bài viết trên của Nhà thuốc Khang Việt đã chia sẻ đến bạn những nguyên nhân gây ra tình trạng giảm tiểu cầu và các dấu hiệu cũng như các loại thực phẩm nên và không nên ăn. Từ những thông tin trên, mong rằng sẽ có ích cho bạn khi mắc bệnh tiểu cầu và bảo vệ được sức khỏe bản thân tốt nhất.
” Chúc quý khách luôn vui – khỏe trong cuộc sống”
Uống lá tía tô bao nhiêu lâu thì trắng da? Mách bạn cách trắng da với lá tía tô
Kem chống nắng phổ rộng là gì? Cách nhận biết kem chống nắng phổ rộng phù hợp với da bạn
Ngậm sâm khô có tác dụng gì: Bí quyết sống khỏe từ thiên nhiên
Giải đáp người cao huyết áp có uống được sâm không?
Cách làm tổ yến chưng nhân sâm – Món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe
Nước hồng sâm Hàn Quốc có tác dụng gì? Có tốt không? Mua ở đâu chính hãng
Uống gì để cân bằng nội tiết tố nữ? Cách đơn giản, hiệu quả tại nhà
Nên uống thuốc nội tiết trong bao lâu? Giải đáp thắc mắc thường gặp